Breaking News

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Chứng tự yêu mình của Paul Graham


Bài viết được dịch từ blog Coding Horror

Chia sẻ từ: vinacode.net
Tôi có một sự tôn trọng rất lớn dành cho Paul Graham. Những bài tiểu luận của ông – đã được biên tập lại trong cuốn sách có tên là Hackers and Painters – đó là những bài viết tốt nhất mà tôi đã từng đọc về kỹ nghệ phần mềm. Dĩ nhiên không phải tất cả các bài viết đó đều tuyệt vời, nhưng phần lớn là đáng thời gian bạn bỏ ra để đọc. Tôi có thể nói rằng chúng tốt hơn đến 99.99% so với nội dung trên web. Ông ta chắc chắn là một tay viết giỏi hơn và đáng tin cậy hơn tôi.
Một sự kiện về khởi nghiệp do quỹ Y Combinator tổ chức.Một sự kiện về khởi nghiệp do quỹ Y Combinator tổ chức.
Nhưng gần đây tôi bắt đầu tự hỏi liệu Mr. Graham, cũng giống như Joel Spolsky trước đây, đã rơi vào trong một trạng thái “tự yêu mình” và không đúng mực cho lắm. Hãy xem bài viết mới nhất của ông ta có tên là You Weren’t Meant to Have a Boss, bài viết đó mở đầu bằng một câu chuyện rất khó chịu:
Một vài ngày trước đây lúc tôi đang ngồi trong một quán cafe ở Palo Alto (Thung lũng Silicon) thì có một nhóm lập trình viên tiến vào và họ bắt đầu chơi một trò tìm đồ vật đang bị giấu kín dựa trên một tờ giấy chỉ dẫn. Có thể thấy rõ đó là một trong những bài tập về “team-building” do một công ty phần mềm nào đó tổ chức.
Họ trông cũng quen quen. Vì tôi đã dành gần như toàn bộ thời gian của mình để làm việc với những lập trình viên trẻ trong độ tuổi 20 và đầu 30. Nhưng có một cái gì đó dường như không được tốt ở những người này. Có một cái gì đó thiêu thiếu.
Và vâng, cái công ty mà họ đang làm việc có lẽ là một công ty tốt, và từ đoạn hội thoại của họ mà tôi nghe lỏm được thì họ dường như cũng khá thông minh. Thực ra, họ dường như là một trong những nhóm có vai trò quan trọng trong cái công ty đó. Thế thì tại sao lại có điều gì không ổn về những người này?
Những gã mà tôi gặp đang chơi trò “team-building” trong quán cafe đó trông cũng giống như những lập trình viên mà tôi đã từng làm việc cùng, nhưng những gã này chỉ là mấy tay làm công ăn lương chứ không phải là các founder. Và nó là điểm khởi đầu của việc họ khác biệt như thế nào.
Bạn có thể thốt lên rằng, ừ vậy thì đã sao nào. Tôi cũng ngẫu nhiên biết về một số lập trình viên đặc biệt có hoài bão. Dĩ nhiên hạng người ít có hoài bão thì nhìn là biết liền. Nhưng sự khác nhau giữa những lập trình viên mà tôi nhìn thấy trong quán cafe đó và những người mà tôi đã làm việc cùng trong quỹ khởi nghiệp Y Combinator thì không chỉ là khác nhau về mức độ hoài bão. Có một cái gì đó dường như không ổn ở đây.
Tôi nghĩ rằng không có quá nhiều điều đặc biệt về các founder, mà thực ra là có một cái gì đó thiếu hụt trong cuộc sống của những nhân viên làm công ăn lương. Tôi nghĩ rằng các startup founder thực ra đang sống theo cách mang nhiều tính người hơn.
Năm ngoái tôi đã đến Châu Phi và tận mắt nhìn thấy rất nhiều loại động vật hoang dã sống trong môi trường tự nhiên, những con thú trước đây tôi chỉ được nhìn thấy trong vườn bách thú. Có một điều đập vào mắt tôi là chúng dường như hoàn toàn khác biệt. Đặc biệt là những con sư tử. Những con sư tử trong môi trường hoang dã dường như mạnh mẽ và sống động gấp hàng chục lần so với mấy con sư tử bị nhốt trong sở thú. Chúng cứ như là những động vật khác vậy. Và khi tôi nhìn những gã lập trình viên làm công ăn lương trong quán cafe đó, thì cũng giống như tôi đang nhìn thấy mấy con sư tử trong Thảo Cầm Viên, sau khi đã dành ra nhiều năm trời để quan sát chúng trong môi trường hoang dã vậy.
Tôi không hiểu tại sao Mr. Graham lại cảm thấy cần phải vẽ ra một sự so sánh không thể tưởng tượng nổi giữa những gã làm công ăn lương và mấy con thú bị nhốt trong cũi sắt ở vườn thú.
Thực ra tôi đã làm theo lời khuyên trước đây của Mr. Graham. Gần đây tôi đã xin thôi việc để tập trung viết blog và tham gia vào một startup nhỏ. (ND: startup mà Jeff nói đến chính là Stack Overflow ngày nay). Mặc dù giờ đây tôi đang là một founder, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự so sánh trên có một sự xúc phạm và làm tổn thương tới những năm tháng mà tôi đã đi làm thuê trước đây cho rất nhiều công ty khác nhau; tôi cũng đã được hưởng những khoản lương thưởng hậu hĩnh – thậm chí tôi dám nói rằng đó là những trải nghiệm rất lý thú. Hoặc ít ra cũng là hạnh phúc nhất như những con thú bị nhốt trong vườn thú có thể có được, tôi cho là vậy.
Lập trình viên làm công ăn lương thì giống mấy con thú ở trong Thảo Cẩm Viên
Lập trình viên làm công ăn lương thì giống mấy con thú ở trong Thảo Cẩm Viên
Bài tiểu luận của Mr. Graham cũng chứa đựng một vài điểm sáng, nếu bạn có thể nhịn được nôn ói để đọc cho hết bài viết rất dài đó. Nếu bạn không có thời gian để đọc nó, thì thành viên có nickname là lex99 đã tóm tắt một cách ngắn gọn trên mạng xã hội Reddit mà có thể tóm lược được cái ý chính là:
Tôi đang làm việc với những founder startup rất trẻ trong độ tuổi 20 của họ. Họ là những thiên tài, và họ chơi theo luật do chính họ đặt ra mà thôi. Oh… bạn vẫn chưa sáng lập một công ty ư? Nếu vậy thì thật là đáng hổ thẹn.
Kinh tế tư nhân là xương sống của nền kinh tế Mỹ. Và Mr. Graham hoàn toàn đúng khi khuyến khích những bạn trẻ chấp nhận rủi ro trong quãng thời gian đầu đời, để tham gia vào các startup nhỏ có tiềm năng phát triển không giới hạn, trong khi họ không có gì để mất – không con cái, không nợ nần, không có những thứ quan trọng khác. Tôi nghĩ rằng mình cũng sẽ đưa vấn đề này vào một slide trong buổi thuyết trình trước các sinh viên người Canada sắp tốt nghiệp ngành khoa học máy tính.
Bạn nên chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp khi bạn đang còn trẻ.Quả thực là bạn nên chấp nhận rủi ro nghề nghiệp khi bạn đang còn trẻ.
Vấn đề của tiểu luận đặc biệt này đó là cách mà Mr. Graham ngụ ý rằng chỉ có một con đườngduy nhất dẫn tới hạnh phúc đích thực với tư cách là một lập trình viên trẻ là hãy sáng lập ra một startup. Nếu bạn không là một founder, hoặc là một trong 10 nhân viên đầu tiên, thì, vâng.. hãy chấp nhận cuộc sống của bạn ở trong vườn thú vậy.
Ông thừa nhận rằng cái góc nhìn của mình có bị méo mó bởi vì “gần như tất cả các lập trình viên [ông biết] đều là founder của các startup”. Có một sự sai lầm trong vấn đề đó. Những bài tiểu luận này không còn nói về ngành kỹ nghệ phần mềm nữa; mà chúng đang nói về Paul Graham. Những bài viết này đã minh chứng cho bệnh tự yêu quý mình thái quá của ông:
Sau một thời gian, bạn bắt đầu chú ý rằng tất cả những bài tiểu luận này là một tập hợp rất tỉ mỉ của những hình ảnh phản chiếu những khía cạnh khác của tác giả, thể hiện rất rõ chứng tự yêu mình.
Đương nhiên, mọi lập trình viên trẻ đều đáng công để sáng lập nên một startup. Bởi vì đó chính là cái mà công ty của Mr. Graham (là quỹ khởi nghiệp Y Combinator) làm. Họ cấp vốn cho các startup với những lập trình viên trẻ. Chúng ta tin rằng chỉ có một con đường đích thực dẫn tới thành công, chính xác như cách mà Mr. Graham đã vẽ nó ra trước mặt chúng ta. Đi làm công ăn lương theo kiểu truyền thống ư? Điều đó là dành cho những tay kém cỏi. Những người giỏi đích thực thì họ phải tự xây dựng những công ty của riêng mình.
Nói chung, tôi nghĩ rằng tôi thích những tiểu luận của Paul Graham hơn khi mà chúng nói nhiều về kỹ nghệ phần mềm và nói ít về Paul Graham.
Cập nhật: Paul Graham đã đăng 2 bài tiểu luận mà một phần là để đáp lại cho bài viết này. Hai bài viết đó là: You Weren’t Meant to Have a Boss: The Cliffs Notes và How to Disagree. Theo như tôi có thể nói, đó là một dạng EULA cho sự bất đồng với Paul Graham. Dựa trên những thảo luận qua lại do bài viết này khởi xướng, tôi đã tham dự một buổi ăn tối do quỹ Y Combinator tổ chức và đã gặp mặt trực tiếp Mr. Graham. Đối với tôi, quan điểm của những bài viết đó giống như thế này – một vài sự bất đồng ban đầu cuối cùng đã dẫn đến một cuộc trao đổi sâu sắc hơn và mang lại sự hài lòng. Một không khí tích cực bao trùm xung quanh.
Designed By thanhbpc